Lưu trữ của tác giả: quanly
Giá từ:
Lịch trình
Tháng 5, bắt đầu mùa mưa cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang lấp lánh như những chiếc gương giữa trời tạo nên vẻ đẹp vô cùng quyến rũ với du khách trong và ngoài nước khi tới Sa Pa (Lào Cai).
Sapa dưới nắng chiều. Ảnh: ST
Ruộng bậc thang ở Sa Pa một năm chỉ cấy được một vụ vì thế một số nơi bà con nông dân ở các xã như Lao Chải, Tả Phìn, Tả Van bắt đầu cấy cho kịp khung thời vụ.
Chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang, nhiều nhiếp ảnh gia và dân phượt phải thốt lên rằng chủ nhân của những thửa ruộng bậc thang ấy vừa là nghệ sĩ vừa là kiến trúc sư tài ba khi tạo nên những công trình tuyệt tác với màu xanh của mạ, màu ánh bạc của nước, màu đỏ của mây trời, hình thù của những bờ ruộng muôn hình muôn vẻ.
Và có bao nhiêu mùa cũng không đủ, có bao nhiêu ảnh cũng chưa đủ, để bất cứ ai, dù một hay không biết đến bao lần đến đây cũng đều không muốn bỏ lỡ khoảnh khắc tuyệt đẹp đó.
Ruộng bậc thang là một điểm đến du lịch thú vị không thể bỏ qua của du khách trong nước cũng như quốc tế khi có dịp đến với Sa Pa, nhất là trong khoảng thời gian này.
Người dân xã Tả Phìn thường tập trung cấy rất đông vì họ làm việc theo cơ chế đổi công. Ảnh: ST
Theo Tuổi Trẻ
Bảng giá
Chính sách
Hỗ trợ trực tuyến

Tour liên quan
Giá từ:
Lịch trình
Với bán kính 150km quanh Hà Nội bạn có thể cùng gia đình đến tham quan và nghỉ mát ở nhiều địa điểm lý tưởng như Tam Đảo, Đại Lải, Thiên sơn suối Ngà, Đồng Mô, Cát Bà, Mai Châu….
1. Du lịch Tam Đảo
Cách thủ đô khoảng 80km, và mất khoảng 2h đi lại bằng ô tô, khu du lịch Tam Đảo khá gần Hà Nội. Rất nhiều du khách lựa chọn đến đây để tận hưởng khí hậu mát mẻ, không gian lãng mạn, phong cảnh núi non hùng vĩ. Thường mọi người sẽ nghỉ dưỡng tại Tam Đảo khoảng 2 ngày 1 đêm.
Rất nhiều du khách lựa chọn đến Tam Đảo để tận hưởng khí hậu mát mẻ, không gian lãng mạn. Ảnh internet
Ở đây nhiệt độ trung bình là 18-25 độ C. Tam Đảo là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển rõ rệt 4 mùa trong một ngày: Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của mùa đông.
Những địa danh thăm quan không thể bỏ qua khi lên Tam Đảo là Tháp truyền hình, đền Bà Chúa Thượng Ngàn, thác Bạc, sân golf, nhà thờ cổ Tam Đảo… Về ẩm thực, đừng quên thưởng thức món ngọn su su, gà đồi, thịt lợn mán nướng….
Ngoài ra Tam Đảo một trong những địa điểm hấp dẫn với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo và nhiều khúc cua tay áo còn rất hấp dẫn đối với những người muốn trải nghiệm cảm giác đi du lịch bằng xe máy.
2. Du lịch Đại Lải
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía bắc. Hồ Đại Lải thơ mộng, êm đềm nằm ngay chân núi Tam Đảo thuộc địa phận xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hồ Đại Lải rộng tới 525ha. Xung quanh hồ là bát ngát màu xanh của hơn 9.000ha cây rừng phòng hộ. Từ bãi tắm dưới hồ, có thể lên đỉnh núi Thằn Lằn ở phía nam để phóng tầm mắt nhìn về thủ đô Hà Nội.
Đại Lải sở hữu cảnh quan trong lành và hệ thống dịch vụ tiện ích, nhà hàng sang trọng. Ảnh internet
Đến với Đại Lải, khách du lịch có thể dạo chơi, ngắm cảnh, đi du thuyền mặt nước, tắm mát, câu cá, leo núi, đi rừng. Đại Lải là khu nghỉ dưỡng hấp dẫn với cảnh thiên nhiên đẹp, dịch vụ tốt.
Tại đây, bạn cũng có thể đi thăm làng bản người Sán Dìu, nghe hát Soọng cô, thưởng thức các món ăn dân tộc hoặc thăm hang Dơi, đi dạo trong những cánh rừng thông bạt ngàn, thăm khu Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên với cảnh đẹp yên bình…
Những ai thích leo núi có thể tổ chức cuộc lữ hành lên phía bắc, luồn rừng qua đèo Nhe sang đất Thái Nguyên hoặc rẽ sang núi Mỏ Quạ, hay khám phá những dấu tích lâu đài thành quách cổ kính của Quận hợp Nguyễn Danh Phương.
Khám phá hồ Đại Lải. Ảnh internet
Tại đây có rất nhiều trò chơi hấp dẫn cho trẻ em như trượt cỏ, trượt ván, câu cá, đi cano. Đại Lải có nhiều khách sạn và resort đẹp như resort Flamingo. Đây là điểm đến xanh, trong lành, thích hợp cho chuyến nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cùng gia đình, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ.
3. Du lịch Cát bà
Từ Hà Nội đi Cát Bà mất khoảng 150km. Cát Bà cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km.
Cát Bà là hòn đảo có diện tích gần 300km2. Đây là nơi tập trung các nhà nghỉ, khách sạn và các dịch vụ nghỉ ngơi giải trí tiện ích nằm kề sát bờ biển.
Cát Bà là điểm du lịch hấp dẫn cho những ai yêu thích biển. Ảnh internet
Dù là hòn đảo cách xa đất liền nhưng tới thăm Cát Bà lại vô cùng tiện lợi, có thể đi bằng phà hoặc bằng tàu từ Hải Phòng sang.
Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các hòn đảo nhỏ có tên gọi riêng đặc sắc. Mỗi hòn đảo có hình dáng khác nhau tạo thành quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.
Đến với Cát Bà du khách không thể không đến với bãi tắm Cát Cò nằm ở phía Đông Nam của đảo. Từ Cát Cò du khách có thể tới thăm Cát Dứa, Cát Ông, Cát Đá Bằng,… Đây là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo với cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả nền cát vàng dưới đáy.
Nếu bạn muốn khám phá nhiều hơn nữa có thể thuê thuyền đi vịnh Lan Hạ và tắm biển tại những bãi cát trong vịnh hoặc tắm tại đảo Khỉ.
Về ăn uống tại Cát Bà, có nhiều lựa chọn tại thị trấn như thưởng thức tu hài, cá song, tôm hùm, cá giò… Tuy nhiên bạn nên hỏi về giá cả trước khi vào ăn.
Con đường thuận tiện nhất để đến Cát Bà là đi tàu hỏa đến Hải Phòng, rồi từ Hải Phòng dùng ca nô hoặc tàu thủy ra đảo.
4. Thiên Sơn suối Ngà (Ba Vì)
Cách Hà Nội 60km về hướng Tây, với địa hình thuận lợi nằm giữa thung lũng trong khu rừng tự nhiên, lại có khí hậu mát mẻ quanh năm, khu du lịch Thiên Sơn suối Ngà là một điểm đi chơi 30/4 hấp dẫn dành cho các gia đình.
Du lịch Thiên sơn suối Ngà. Ảnh internet
Thiên sơn suối Ngà có 3 tiểu khu là Hạ Sơn, Trung Sơn và Ngoạn Sơn. Mỗi tiểu khu đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đặc biệt là thác cổng trời mênh mông và bao la. Thác Cổng Trời có độ cao 25m đổ xuống sườn núi tạo thành một bể bơi thiên nhiên sâu từ 1,5 – 2m, độ dốc vừa phải, là nơi tập trung nhiều du khách yêu thích tắm suối. Nếu không thích tắm suối, các bạn có thể tham gia vào công viên nước với hồ bơi tạo sóng cùng các máng trượt tại chính khu Trung Sơn.
Cũng trên trục đường từ Hà Nội đến Thiên sơn suối Ngà, gần khu du lịch này còn có Ao Vua và Khoang Xanh suối Tiên đều là những khu du lịch đẹp nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà du khách có thể lần lượt khám phá.
5. Du lịch Đồng Mô
Cách Thủ đô Hà Nội gần 40 km về phía Tây, nằm trong quần thể Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và là điểm đầu của quần thể du lịch Sơn Tây – Ba Vì.
Nơi đây hội tụ đủ 3 yếu tố nghỉ dưỡng cho gia đình: Thiên nhiên trong lành, có nhiều trò giải trí và thưởng thức ẩm thực.
Đến với Đồng Mô, du khách có thể tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, đốt lửa trại, leo núi, đua xe đạp…Ảnh internet
Từ Đồng Mô, bạn có thể đến thăm Thành cổ Sơn Tây, đền Và, chùa Mía và các khu du lịch Suối Hai, thăm K9 và đền thờ Bác ở Ba Vì, sau đó trở về khu du lịch để thưởng thức những món ngon đặc sản, sử dụng dịch vụ xông hơi, mát xa thư giãn. Khu đảo Phượng với những tán rừng xanh là địa điểm thích hợp cho các hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ nhỏ. Câu cá, bắt gà, đào măng… cũng là những hoạt động được trẻ em vô cùng ưa thích khi đến đây.
Đây là địa điểm rất phù hợp với các gia đình muốn tìm một địa điểm du lịch gần Hà Nội trong 1 ngày.
6. Du lịch Mai Châu (Hòa Bình)
Từ Hà Nội đi Bản Lác- mai Châu- Hòa Bình khoảng 140km.
Mai Châu là một thung lũng nhỏ nằm dưới đèo Thung Khe, nơi có rất nhiều bản làng người Thái sinh sống.
Du lịch Mai Châu (Hòa Bình). Ảnh Internet
Đến với nơi đây bạn sẽ được ngắm nhìn những ngôi nhà sàn truyền thống, thăm các bản làng như bản Lác, bản Pom Coong. Đi thăm Hang Chiều, hang Mỏ Luông. Ghé thăm những gian hàng thổ cẩm đủ màu sắc.
Buổi tối bạn có thể xem múa xòe, múa mông, các làn điệu dân ca Thái, hòa mình với những điệu múa của các cô gái Thái trong trang phục truyền thống.
Tuyệt vời hơn nữa đó chính là những món ăn đặc sản mang đậm hương vị của núi rừng như gà gói lá dong nướng, cá suối hấp, măng đắng xào, xôi nếp nương…
Bảng giá
Chính sách
Hỗ trợ trực tuyến

Tour liên quan
Giá từ:
Lịch trình
Mình dịch “travel” và “traveling” là “đi”, “traveler” là “kẻ lữ hành”.
1. Đi là kẻ thù chết người của định kiến, mù quáng và thiển cận. – Mark Twain
2. Một cuộc hành trình thực sự được tính không phải bằng dặm, mà bằng những người bạn. – Tim Cahill
3. Không có mảnh đất nào là xa lạ. Chỉ có kẻ lữ hành là người lạ. –Robert Louis Stevenson
4. Ích lợi của việc đi là để điều chỉnh trí tưởng tượng với thực tế, và thay vì ngồi hình dung ra mọi chuyện, cứ đi để xem nó thực sự thế nào. – Samuel Johnson
5. Những chiếc va li tồi tàn của chúng tôi lại một lần nữa chất đống ngoài vỉa hè; con đường phía trước thậm chí còn dài hơn nữa. Nhưng có hề chi, con đường đi chính là cuộc sống. – Jack Kerouac
6. Ai không đi thì sẽ không hiểu được giá trị con người. – Ngạn ngữ Moorish
7. Con người đi đến những mảnh đất xa xôi để nhìn ngắm một cách say mê những kẻ mà họ thường bỏ qua khi ở nhà. – Dagobert D. Runes
8. Hành trình giống như hôn nhân vậy. Cách chắc chắn nhất để phạm sai lầm là tin rằng mình điều khiển nó. – John Steinbeck
9. Không ai nhận ra rằng đi đẹp đến nhường nào cho đến khi họ về đến nhà và ngả đầu lên chiếc gối cũ kỹ, thân quen. – Lin Yutang
10. Đi luôn luôn có ích. Nếu bạn đến một đất nước tốt đẹp hơn, bạn sẽ học hỏi để cải thiện đất nước mình. Nếu chẳng may bạn đến một đất nước tệ hơn, bạn sẽ học để yêu đất nước của chính mình. – Samuel Johnson
11. Còn tôi, tôi đi không phải để đến một nơi nào cụ thể, mà chỉ để đi thôi. Điều tuyệt vời chính là sự dịch chuyển. – Rober Louis Stevenson
12. Kẻ lữ hành nhìn thấy những gì họ thấy. Khách du lịch nhìn thấy những gì họ đến để thấy. – G. K. Chesterton
13. Đích đến của chúng ta không phải là một vùng đất, mà là một cách nhìn mới. – Henry Miller
14. Kẻ lữ hành mà không quan sát thì chẳng khác nào một con chim mà không có cánh. – Moslih Eddin Saadi
15. Tỉnh dậy hoàn toàn đơn độc trong một thị trấn xa lạ là một trong những cảm xúc tuyệt vời nhất trên thế giới. – Freya Stark
16. Hai mươi năm về sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn không làm hơn là những gì bạn làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo ra khỏi bến đỗ an toàn. Hãy để cánh buồn của bạn đón trọn lấy gió. Thám hiểm. Mơ mộng. Khám phá. – Mark Twain
17. Đi không chỉ là việc nhìn thấy bằng mắt; nó là một sự thay đổi luôn tiếp diễn, sâu đậm và vĩnh cửu, cách nhìn nhận cuộc sống. – Miriam Beard
18. Mọi hành trình đều có những điểm đến bí mật mà ngay cả kẻ lữ hành cũng không thể ngờ tới. – Martin Buber
19. Chúng ta sống trong một thế giới tuyệt vời đầy rẫy những vẻ đẹp, quyến rũ và phiêu lưu. Những chuyến phiêu lưu sẽ là bất tận, chỉ cần chúng ta tìm nó với đôi mắt luôn rộng mở. – Jawaharial Nehru
20. Khách du lịch không biết nơi nào họ từng đến, kẻ lữ hành không biết nơi nào họ sắp đến. – Paul Theroux
21. Trong tâm trí tôi, phần thưởng và hạnh phúc lớn nhất của việc đi là ngày nào ta cũng có thể trải nghiệm những thứ như thể là lần đầu, để không có gì là thân thuộc đến mức ta nhìn nhận nó như điều hiển nhiên. – Bill Bryson
22. Đừng đi theo nơi mà đường mòn có thể dẫn đến. Hãy đi vào nơi không có lối mòn và để lại dấu vết. – Ralph Waldo Emerson
23. Hai con đường tách nhau đi vào trong rừng và tôi – tôi chọn con đường ít người đã đi. – Robert Frost
24. Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân nhỏ bé. – Lão Tử
25. Nếu bạn từ chối đồ ăn, bỏ qua phong tục, sợ hãi tôn giáo và lảng tránh người lạ, tốt hơn là bạn nên ở nhà. – James Michener
26. Điều quan trọng không phải là sự đến, mà là sự đi. – T. S. Eilot
27. Thế giới là một cuốn sách, và ai không đi chỉ đọc được một trang. – St. Augustine
28. Kẻ lữ hành giỏi không có lịch trình cố định, và cũng chẳng có ý định cập bến. – Lão Tử
29. Tôi nhận ra rằng để biết rằng mình yêu hay ghét một người, không có cách nào tốt hơn là đi với người đó. – Mark Twain
30. Một khi bạn đã đi, cuộc hành trình sẽ không bao giờ kết thúc. Nó sẽ tái hiện liên tục trong những góc yên tĩnh nhất của tâm trí bạn. Tâm hồn bạn sẽ không bao giờ dứt ra khỏi cuộc hành trình. – Pat Conroy
31. Not all those who wander are lost – Không phải ai lang thang cũng là đi lạc. – J. R. R. Tolkien
32. Như tất cả những kẻ lữ hành vĩ đại, tôi đã thấy nhiều hơn tôi có thể nhớ, và nhớ nhiều hơn tôi có thể thấy. – Benjamin Disraeli
33. “Đi” tái tạo lại sự hài hoà nguyên thuỷ đã từng tồn tại giữa con người và vũ trụ. – Anatole France
34. “Đi” là để phát hiện ra rằng tất cả mọi người đều hiểu sai về những đất nước khác. – Aldous Huxley
35. Toàn bộ mục đích của việc đi không phải là để đặt chân lên những mảnh đất xa lạ, mà là để cuối cùng đặt chân lên đất nước của chinh mình như thể một mảnh đất xa lạ. – G. K. Chesteron
36. Khi bạn đi, hãy nhờ rằng một đất nước xa lạ không được thiết kế để cho bạn cảm thấy thoải mái. Nó được thiết kế để người dân của đất nước đó cảm thấy thoải mái. – Clifton Fadiman
37. Một kẻ lữ hành khôn ngoan không bao giờ chê bai đất nước của chính mình. – Carlo Gordoni
38. Quá thường xuyên … Tôi nghe người ta khoe khoang về số dặm người ta đi, hơn là những gì người ta thấy. – Louis L’Amour
39. Hãy thôi lo lắng về những ổ gà trên đường và tận hưởng cuộc hành trình. – Fitzhugh Mullan
40. Chỉ đi với những ai tương đương với bạn hay tốt hơn bạn; nếu không tìm được, hãy đi một mình. – The Dhammapada
41. Thỉnh thoảng, người ta giật mình khi nhận ra rằng họ không bị buộc phải trải nghiệm thế giới theo cách họ vẫn được bảo. – Alan Keightley
42. Một nửa cái thú của việc đi là nghệ thuật đi lạc. – Ray Bradbury
43. Tôi muốn dành cả đời mình để đi đến những nơi xa lạ, nếu như tôi có thể mượn một đời khác ở đâu đó để sau đó sống ở nhà. – William Hazlitt
44. Tôi thích đi, nhưng tôi ghét phải đến. – Albert Einstein
45. Đừng nói với tôi bạn học hành thế nào, hãy nói với tôi bạn đi bao nhiêu. – Mohammed
46. Chúng ta bắt đầu tha thứ một vùng đất ngay khi chúng ta rời bỏ nó. – Charles Dickens
47. Khi ai đó nhận ra rằng cuộc đời của mình là vô giá trị, họ hoặc là tự tử, hoặc là xách ba lô lên và đi. – Edward Dehlberg
48. Tôi hoàn toàn thay đổi sau khi đã nhìn thấy ánh trăng chiếu soi ở nửa bên kia thế giới. – Mary Anne Radmacher Hershey
49. Chỉ khi nào đi một mình trong im lặng, không hành lý, ta mới có thể đi vào trái tim của sự hoang dã. – John Muir
50. Mỗi ngày là một cuộc hành trình, và cuộc hành trình bản thân nó chính là nhà. – Matsuo Basho
Bảng giá
Chính sách
Hỗ trợ trực tuyến

Tour liên quan
Giá từ:
Lịch trình
Nằm trong danh sách 16 hồ nước đẹp nhất thế giới do MSN bình chọn, Ba Bể thích hợp cho một kỳ nghỉ gần gũi với thiên nhiên vào những ngày cuối tuần.
Bạn nên dành khoảng 3 ngày đến chơi hồ Ba Bể, nghỉ tại nhà dân và thưởng thức các món ngon đánh bắt từ chính hồ nước này. Hồthuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội 230 km. Người dân địa phương gọi Ba Bể là Slam Pé, nghĩa là ba hồ. Tên gọi này xuất phát từ việc hồ là nơi tụ lưu của 3 nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.
![]() |
Bảng lảng khói sương trên hồ Ba Bể. |
Đi lại
Từ Hà Nội có thể đi xe máy hoặc đón xe khách đến Bắc Kạn, tiếp đó bắt xe đi thị trấn Chợ Rã rồi đi xe ôm vào Ba Bể .
Đi xe khách:
Xe đi Bắc Kạn xuất phát từ bến Mỹ Đình hoặc Gia Lâm có giá trung bình từ 100.000 – 130.000 đồng/ lượt.
Đi xe riêng:
Theo quốc lộ 3, bắt đầu đi về hướng Nội Bài, qua Sóc Sơn đi Thái Nguyên, đường nhỏ và có nhiều xe cộ, chú ý khi lưu thông. Từ Chợ Rã rẽ vào hồ, con đường nhỏ, chạy ngoằn ngoèo qua núi, bạn phải cẩn thận với các đoạn cua tránh.
Đi xe máy:
Phương tiện này sẽ giúp bạn có được sự thoải mái khi đến Ba Bể và tham quan các vùng lân cận quanh hồ. Khi chạy xe máy, cần kiểm tra xe cộ, chú ý tốc độ và tránh đi vào buổi tối.
Đi lại tại hồ
Bạn có thể thuê thuyền đi trên lòng hồ. Nếu đi nhóm đông, có thể thuê thuyền lớn, nhóm nhỏ ưa mạo hiểm có thể di chuyển bằng thuyền độc mộc. Một cách khác để khám phá Ba Bể từ Na Hang – Tuyên Quang, bạn có thể thuê thuyền xuôi dòng sông Năng xuống Ba Bể với khoảng thời gian 2 – 3 ngày.
Chạy xe đạp theo con đường rừng zíc zắc hay đi trek trong những cánh rừng nguyên sinh của hồ cũng rất thú vị.
![]() |
Đường đến động Hua Mạ xuyên qua những cánh đồng thơm hương lúa. |
Điểm chơi
Hồ Ba Bể và vườn quốc gia Ba Bể: Đây là hồ nước lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Cả khuôn viên hồ được bao bọc bởi núi và rừng nguyên sinh.
Động Puông: có chiều dài 300 m, cao hơn 30 m. Sự kỳ vĩ của hang động với những nhũ đá đủ muôn hình vạn trạng tuyệt đẹp. Trong động còn có đàn dơi hàng chục vạn con sinh sống và trú ngụ.
Thác Đầu Đẳng: Dòng sông Năng bị hàng trăm tảng đá lớn chặn lại khiến phải chia tách thành nhiều nhiều dòng nhỏ, nước chảy xiết tạo thành thác Đầu Đẳng hùng vĩ. Thác dài hơn 1.000 m với ba bậc đá, mỗi bậc chênh nhau khoảng 3 đến 4 m theo chiều dài, tạo thêm nét hoang sơ và lãng mạn cho Ba Bể.
Động Hua Mạ: Cách hồ Ba Bể khoảng 6 km. Muốn lên động, du khách phải leo chừng 300 m theo các bậc cầu thang trên sườn núi dốc thoai thoải. Bên trong có nhiều nhũ đá muôn hình vạn trạng, kỳ bí, huyền ảo.
Ao Tiên: nằm cách hồ Ba Bể 100 m nhưng quanh năm đầy ắp nước. Mặt ao phẳng lặng, tương truyền trước đây đã có các nàng tiên hạ xuống phàm trần tắm trong ao nước xanh biếc mây trời này.
Ngoài ra, bạn còn có thể thăm quan rất nhiều địa danh khác như điểm du lịch Phya Khao, Kim Hỷ, động Nàng Tiên, thác Nà Đăng, bản Pác Ngòi, suối Thác Giềng…Thưởng thức tiếng đàn tính của bà con dân tộc Tày.
Nghỉ ngơi
Hiện nay những nhà nghỉ theo kiểu homestay đang phát triển trong các bản. Tại bản Pác Ngòi có khoảng 10 hộ gia đình kinh doanh dịnh vụ ăn, ngủ với giá cả phải chăng và những trang thiết bị tối thiểu. Nếu yêu thích không gian thiên nhiên, bạn nên ngủ lại trong bản để tận hưởng làn không khí dễ chịu của núi rừng.
Khách cũng có thể nghỉ lại ngoài thị xã Bắc Kạn hoặc nhà khách tại Chợ Rã, sáng đi xe vào khu hồ, chiều ra ngủ khách sạn.
![]() |
Bữa cơm dân giã mà ngon miệng. |
Ăn uống
Cá suối, tôm nuôi từ hồ Ba Bể, gà đồi, rau rừng, lợn sữa, nếp nương, măng trúc là những món ăn ngon mà bạn nên đặt ăn nếu ở lại các nhà nghỉ ở bản Pác Ngòi.
Lưu ý
Không khí trong hồ Ba Bể mát mẻ, se lạnh vào buổi sớm và khi đêm về, bạn nên mang theo áo ấm để tránh sương đêm. Mang theo kem chống muỗi, chống côn trùng, quần áo dài tay.
Trong bản không có nhiều đồ ăn và cửa hàng tạp hóa, bạn nên mang theo đồ ăn vặt và nước uống. Nên đặt ăn trước để người dân đi chợ và nấu nướng.
Bài và ảnh: Hân Hân
Bảng giá
Chính sách
Hỗ trợ trực tuyến

Tour liên quan
Giá từ:
Lịch trình
Hồ Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, là một trong những điểm du lịch sinh thái lý tưởng với du khách mỗi khi đặt chân đến. Đến với hồ, du khách được thả hồn vào vẻ đẹp hoang sơ và thưởng thức hải sản đánh bắt từ lòng hồ.
Hồ Ba Bể có diện tích mặt nước khoảng 650ha, dài gần 8km, độ sâu từ 17 – 23m. Là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất thế giới đang được bảo vệ, hồ Ba Bể, được coi là kiệt tác thiên nhiên ban tặng cho người dân Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung.
Đi dạo hồ Ba Bể bằng thuyền độc mộc là nét đặc trưng nơi đây
Tuyến đường từ trung tâm tỉnh Bắc Kạn tới hồ Ba Bể dài khoảng 60km quanh co, khúc khuỷu, nhiều đoạn cua gấp khuỷu tay, khiến người ngồi trên xe phải nghiêng dạt về một bên. Hai bên đường là vách núi dựng đứng và vực sâu thăm thẳm. Ở lưng chừng núi thỉnh thoảng hiện ra vài ngôi nhà nhỏ.
Rừng nguyên sinh dọc sườn núi
Hồ Ba Bể như bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Bốn bên là núi đá vôi với những phiến đá muôn hình vạn trạng, tạo thành từng lớp xếp chồng lên nhau và bao quanh lòng hồ trông rất đẹp mắt. Giữa hồ nhô lên những phiến đá, trông như hòn đảo nhỏ, tạo nên vẻ đẹp hút hồn du khách.
Hồ Ba Bể như bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp
Cách bờ khoảng 8km là Ao Tiên, một trong những điểm tham quan thuộc Vườn quốc gia Ba Bể. Xung quanh bờ Ao Tiên có những phiến đá nằm sát nhau, tạo thành bờ hồ trông hoang sơ, đẹp mắt. Người dân ở đây cho biết, nước trong Ao Tiên trong xanh giống như nước lòng hồ, là điểm lý tưởng cho du khách tham quan, chụp hình lưu niệm.
Ao Tiên, một trong những điểm tham quan thuộc Vườn quốc gia Ba Bể
Qua Ao Tiên, đi thuyền ngược đến các địa điểm khác, du khác sẽ được chìm đắm trước vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng nguyên sinh Ba Bể cùng những dãy núi nối tiếp nhau tạo nên bức tranh làm say đắm lòng người.
Thác nước hoang dã…
Đến với hồ Ba Bể, không chỉ được thả hồn trước vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mà còn được thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây, đó chính là cá tép dầu và tôm nướng. Đây là những loại thủy sản được bắt dưới lòng hồ, được chế biến thành món ăn phục vụ du khách.
Động Hua Mạ
Để có được món ăn đặc trưng phục vụ du khách, người dân xóm Bản Cám phải dậy từ 3 giờ sáng, chuẩn bị đồ nghề rồi chèo thuyền ra hồ giăng lưới đánh bắt cá, tôm. Đến 6 giờ sáng thu lưới vào bờ và mang theo những mẻ cá, tôm còn tươi nguyên để nướng hoặc phơi khô.
Bản Pắc Ngòi với hơn 40 nếp nhà sàn truyền thống nép mình bên triền núi ngay bên hồ
Cá, tôm được nướng trên chậu than hồng đã quạt sẵn có mùi thơm rất riêng, ăn kèm với tương ớt, dù không ướp gia vị nhưng có vị ngọt bùi và rất ngon. Món ăn này du khách có thể thưởng thức ngay tại chỗ, hoặc mua về làm quà.
H.Trung
Bảng giá
Chính sách
Hỗ trợ trực tuyến

Tour liên quan
Giá từ:
Lịch trình
Từ lâu, đất nước Nhật Bản đã nổi tiếng với núi Phú Sĩ và vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào mỗi khi đến mùa nở rộ vào khoảng tháng 3 – tháng 4 hàng năm.
Người Nhật xem hoa đào là quốc hoa. Vào mùa xuân, hoa đào nở rộ từ nam lên bắc. Vẽ đẹp mỹ miều của hoa đào đã làm cho tất cả mọi người tạm bỏ đi tính tình khép kín của mình mà hoà mình với thiên nhiên để vui chơi, đùa giỡn dưới những cội đào đầy hoa ở các công viên trong lễ hội xem hoa đào, gọi là hanami. Ngày hội là dịp tuyệt vời để con người hòa mình cùng thiên nhiên, là cơ hội hoàn hảo để tạm lánh sự hối hả, sức ép cuộc sống thường ngày. Dưới những cây anh đào nở hoa, con người cảm nhận được những dòng chảy của thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Các loại cây anh đào vẫn đứng đó như những chứng tích của thời gian.
Nước Nhật trải dài trên nhiều vĩ tuyến, nên hoa đào cũng nở từ nam lên bắc. Từ tháng giêng, hoa đã nở ở cực nam nước Nhật như Okinawa. Ở vùng Tokyo, Osaka và Kyushyu, hoa đào Nhật Bản (tiếng Anh là Chery Blossom, tiếng Nhật là sakura) nở vào cuối tháng 3 , đầu tháng 4 dương lịch. Còn ở phía bắc như Hokkaido thì tới tháng 5 hoa mới nở. Thời gian hoa nở rộ rất ngắn chỉ khoảng 10 ngày mà thôi. Nhưng ngày nở rộ (mãn khai) là ngày nào thì còn tuỳ thuộc thời tiết nóng lạnh, nắng mưa.
Trong suốt chiều dài lịch sử của Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ là biểu tượng của đất nước, là tâm hồn, cốt cách, là cái đẹp truyền thống mà nó còn trở thành chủ đề, nguồn cảm hứng cho các loại hình nghệ thuật như thơ ca, nhạc, họa… Những bông hoa anh đào đã gắn với quan niệm về luân lý, thẩm mỹ của người Nhật và xuất hiện trên những bộ Kimono truyền thống, trên những đồ gốm, sứ, sơn mài và những sản phẩm trang trí khác.
Ngoài việc được xem như là quốc hoa của Nhật Bản, hoa đào sakura còn là loài hoa biểu tượng cho biểu tượng cho tính cách người Nhật, đặc biệt là những Samurai thời phong kiến. Sakura tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, những người dũng sĩ thà chết trong đau đớn chứ không bao giờ để mình bị sỉ nhục, đồng thời đó cũng là tinh thần bất khuất chung của cả dân tộc Nhật Bản từ hàng trăm năm nay. Võ sĩ Samurai coi cái chết nhẹ nhàng như những cánh hoa anh đào rơi xuống trong sự tinh khôi. Hoa khi nở rộ tươi tắn và rụng ngay chứ không tàn phai, héo hon như những loài hoa khác. Người Nhật cũng như những ai từng đặt chân đến đất Nhật đều biết đến câu châm ngôn: “Anh đào giữa các loài hoa cũng như Samurai giữa những người đàn ông khác”.
Bảng giá
Chính sách
Hỗ trợ trực tuyến

Tour liên quan
Giá từ:
Lịch trình
Năm 2009, Flamingo Đại Lải Resort (Phúc Yên, Vĩnh Phúc) đã sáng tạo nên một nhà hàng sang trọng nhưng gần gũi với thiên nhiên – nhà hàng Bamboo Wings – được thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa.
Ngay sau khi được giới thiệu ra mắt, kiến trúc độc đáo hình đôi cánh chim hạc từ những nguyên vật liệu truyền thống, thân thiện với môi trường là tre và cây vọt đã giúp nhà hàng Bamboo Wings đoạt liên tiếp 7 giải thưởng kiến trúc uy tín trong nước và quốc tế. Kể từ đây, chỉ với khoảng cách 40km từ trung tâm Thủ đô Hà Nội, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn công trình nghệ thuật có một không hai nổi tiếng thế giới, được thưởng thức những món ăn tinh tế và hảo hạng trong không gian lãng mạn của nhà hàng Bamboo Wings.
![]() |
Trung tâm hội nghị Flamingo. |
![]() |
Bamboo Wings – niềm tự hào của kiến trúc Việt. |
Hiếm có một nhà hàng nào mà mọi góc nhìn đều mang lại cho du khách sự ngạc nhiên pha chút thán phục những người đã dày công tạo nên công trình tuyệt vời này. Bước qua thảm cỏ xanh mượt, du khách sẽ đặt chân lên những phiến đá xinh đẹp nằm ngay ngắn trên mặt nước để tiến vào nhà hàng Bamboo Wings. Mặt nước nhân tạo này được thiết kế theo dạng dòng chảy luân chuyển cả ngày lẫn đêm, tạo ra tiếng róc rách vui tai như tiếng suối chảy đồng thời giúp quý khách có cảm giác mát mẻ quanh năm.
![]() |
Bamboo Wings về đêm. |
![]() |
Bamboo Wings trong đại cảnh quan Flamingo Đại Lải Resort. |
Bên trong nhà hàng, 41 luồng tre được kết nối chặt chẽ với nhau, tạo dáng cong cong hình mái vòm mà không cần đến dù chỉ một chiếc đinh nhỏ. Chính giữa nhà hàng là một sân khấu nổi trên mặt nước với rất nhiều cây xanh bao quanh khiến du khách liên tưởng đến không gian thơ mộng giữa miền Tây sông nước. Cũng tại sân khấu này, dàn nhạc giao hưởng Flamingo thường xuyên trình diễn những chương trình hòa nhạc cổ điển, giúp du khách được thưởng thức âm nhạc giữa thiên nhiên tươi đẹp và trữ tình, đồng thời tạo sân chơi lý tưởng để những người yêu nhạc cổ điển có dịp giao lưu, chia sẻ và thể hiện tài nghệ của bản thân mình.
![]() |
Biển dưới chân Tam Đảo. |
Sẽ trọn vẹn và viên mãn khi thưởng thức những món ăn hấp dẫn giữa khung cảnh thi vị nhường ấy. Ngoài những món ăn Âu, Á nổi tiếng vốn trở thành một phần không thể thiếu đối với những người ưa sự hoàn hảo và chỉn chu, các đầu bếp hàng đầu tại Bamboo Wings còn mang tới những hương vị mới lạ, độc đáo cho thực khách thích sự khám phá và bất ngờ. Sự giao hòa và tỏa sáng của nghệ thuật kiến trúc và ẩm thực của nhà hàng Bamboo Wings sẽ giúp du khách tận hưởng trọn vẹn cảm xúc sống sang trọng giữa thiên nhiên tại Flamingo Đại Lải Resort.
Bảng giá
Chính sách
Hỗ trợ trực tuyến

Tour liên quan
Giá từ:
Lịch trình
Tháng rồi, tôi và mấy người bạn có chuyến du lịch Thái Lan. Thủ đô Bangkok và thành phố Pattaya, hai trung tâm nổi tiếng về nhiều mặt của xứ sở đầy những điều bí ẩn và kỳ lạ này là nơi chúng tôi ngoạn cảnh.
Nhập gia tùy tục. Bắt đầu cuộc ngao du, tham quan “Vương quốc của nụ cười”, chúng tôi được đưa đi lễ tượng Phật bốn mặt nổi tiếng linh thiêng nhất thủ đô Bangkok. Ái chà! Chắc vì có hai chữ “linh thiêng” mà người ta tấp nập vào ra cúng vái. Nhưng phần lớn là người Tàu. Nhu cầu tín ngưỡng của họ mạnh mẽ lắm. Nhìn khói nhang nghi ngút “ngộp trời” là ít nhiều nhận ra liền. Cảnh tượng tuy đông đúc giống y Miếu bà Chúa xứ núi Sam Châu Đốc nhưng rất hay ở chỗ là trang nghiêm, không ồn ào.
Nhưng đối với người dân Thái, lễ Phật là một tục lệ của việc bắt đầu một ngày mới: Trước khi bước ra khỏi nhà để đi làm, cũng như sau khi đi làm về, họ đều lễ Phật. Biết được điều này, tôi không ngạc nhiên lắm. Bởi từ lâu, niềm tôn kính đạo Phật là một nhu cầu không thể thiếu trong nếp sống của người dân Thái, là một nét văn hóa đẹp.
Thật vậy! Cùng với Campuchia và Lào thì Phật giáo ở Thái Lan là quốc giáo. Và chỉ ngay nơi tên gọi “đất nước của những chiếc áo cà sa” thôi thì cũng đủ mô tả một cách sâu sắc về một tôn giáo lớn mà dân tộc Thái đang tôn thờ.
Theo nhiều nguồn tài liệu thì “Phật giáo được truyền vào Thái Lan vào khoảng năm 241 trước Tây lịch, theo sau cuộc truyền bá Chánh pháp quy mô của nhà vua Phật tử Aśoka (A-dục) đến Tích Lan và Miến Điện. Phật giáo Thái Lan về sau còn tiếp nhận thêm nhiều nhà truyền bá đến từ Miến Điện vào năm 1044 và các pháp sư đến từ Tích Lan vào năm 1155. Hầu hết theo truyền thống Phật giáo Theravāda.
“Tuy vậy, Phật giáo chỉ thực sự đặt lại nền móng, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng vào xã hội Thái Lan từ triều đại Sukhothai (1237-1456). Trong thời kỳ này có rất nhiều vị vua tín ngưỡng Phật pháp, xây dựng chùa chiền, ủng hộ việc đào tạo tăng tài để phát triển Chánh pháp, thậm chí có nhiều vị xuất gia tu học luôn, như Vua Ramkhamheng và Vua Lithai. Từ thời kỳ này, Phật giáo đã được xem là quốc giáo của dân tộc Thái.
“Tiếp đến là các triều đại Ayudhya (1350-1766), Thonburi (1766-?) và triều đại Bangkok (1782 cho đến nay) do vua Rama I thiết lập, Phật giáo đã tiếp tục phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, y tế, giáo dục và kinh tế.”
Nói chung, “Thái Lan từ ngày lập quốc đến nay, trải hơn 700 năm, qua từng giai đoạn lịch sử, Phật Giáo luôn được coi trọng”. Ngay trong pháp luật Thái Lan, Phật giáo cũng được xiển dương. Chẳng hạn như trong những Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1949 và Hiến pháp hiện hành (11-10-1997) đều nhấn mạnh: “Quốc vương cần phải kính tin Phật giáo, hơn nữa, còn là người ủng hộ Phật giáo” (Điều VII – HP 1997) hay là “Nhà vua tín ngưỡng Phật giáo và là người bảo vệ tôn giáo”(Điều IX – HP 1997).
Tìm hiểu đến đây, bỗng dưng tôi muốn nhắc một chút xíu tới thời kỳ vàng son của Phật giáo Việt Nam ở hai triều đại Lý-Trần. Vâng! Ở quê hương đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có một thời kỳ Phật giáo được xem là quốc giáo.
Lịch sử ghi nhận, hơn 20 thế kỷ từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã bắt rễ ăn sâu vào mảnh đất này, đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ các triều đại Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009), Lý (1010-1225) và Trần (1225-1400), trong hơn 400 năm, đạo Phật luôn được Nhà nước kính tin và ủng hộ như một quốc giáo. Đáp lại, Phật giáo cũng đem hết sức mình góp phần dựng xây đất nước. Cho nên, đất nước vào thời kỳ này rất thái bình, thịnh vượng, người dân hiền lương, cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Về an ninh quốc phòng, chiến lược quân sự, cũng như văn hóa, giáo dục đã có những thành tựu tốt đẹp vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến ở Việt Nam.
Nhiều vị cao Tăng thạc đức như Thái sư Khuông Việt, Pháp sư Đỗ Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh, Quốc sư Thông Biện, Thiền sư Pháp Loa, Bảo Phác v.v… được triều đình mời ra giúp tham chính, cố vấn trong việc trị nước an dân. Ở thời kỳ này, đa phần các vua, quan, tướng lãnh, đại thần… đều là những Phật tử thuần thành và là những học giả Phật giáo. Có không ít người sau khi hoàn thành việc nước đã từ bỏ gia đình, tài sản, tìm đến các ngôi chùa quê hẻo lánh, dốc chí tu hành.
Như vua Lý Thái Tổ, người sáng lập Triều Lý vốn từng là một sa-di và Lý Thánh Tông, cũng là một nhà Phật học. Vua Trần Thái Tông là một thiền sư, tác giả của nhiều bộ sách Phật học giá trị, sau khi lãnh đạo nhân dân chiến thắng lẫy lừng các đạo quân Mông Cổ, đã nhường ngôi cho con là Trần Thánh Tông, lui về lập am tu hành. Kế là Trần Nhân Tông, cũng giao quyền bính cho con là Trần Anh Tông, từ bỏ ngai vàng, vào núi Yên Tử tu hành ngộ đạo, sáng lập thiền phái Trúc Lâm, một thiền phái nổi tiếng của Việt Nam.
Từ đó đến nay, trải qua bao thăng trầm trong lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam vẫn thủy chung, kề vai sát cánh, tham gia phát triển đất nước.
Và bây giờ… xin trở lại vấn đề hành hương đất nước chùa vàng. À! Khi đến “Vương quốc của loài voi” này, tôi bỗng thấy thân quen, rất lạ! Dẫu rằng ở các trung tâm đô thị, so với Việt Nam thì sự phát triển về cơ sở hạ tầng vượt bực quá xa, nhưng ra các vùng ngoại ô thì thấy phong cảnh cũng y chang như miền quê Việt Nam vậy.
Những người đi nhiều nơi trên đất Thái nói là phong cảnh thiên nhiên Thái Lan không đẹp bằng Việt Nam. Nhưng về cách làm du lịch để thu hút khách quốc tế thì phải nói là Thái Lan “số một”, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Còn nhớ hôm tới Pattaya, chúng tôi được ở nghỉ tại một khách sạn xa phố thị, gần biển, rất yên tĩnh. Người nào đó chọn khu này thật là hợp ý chúng tôi. Thật lý tưởng!
Chiều, chúng tôi thả bộ dọc bờ cát mịn, lắng nghe tiếng sóng biển thì thầm nơi chốn phồn hoa. Tôi nghe nói, bãi biển này thuộc Vịnh Thái Lan. Từ đây về tới Việt Nam, vùng Rạch Giá quê tôi bằng tàu cao tốc chỉ độ chừng 10 tiếng đồng hồ thôi. Trong tương lai không xa, chính phủ sẽ mở tuyến du lịch Thái Lan – Việt Nam bằng đường biển này. Tôi cũng được biết, ngày trước có nhiều người dân Việt Nam vượt biên tới Vịnh Thái Lan rồi tấp vào đây chờ ngày được bảo lãnh sang các nước Âu-Mỹ.
Mà phải nói, tuy bãi biển Pattaya không đẹp như Nha Trang của ta nhưng được cái sạch sẽ không chê vào đâu được. Đường phố cũng vậy! Nhưng nói gì nói, tôi lại thích nhất là con đường đi vào núi Phật Vàng… À! Thì ra vì nó giống những con đường núi thơ mộng và bình yên ở Việt Nam.
Dưới chân núi Phật vàng
Gọi là núi Phật vàng vì ở đây có một tượng Phật cao 140 mét do một vị Hoàng tử cho người tạc thẳng vào vách núi và dát vàng để tặng cho vua Rama IX nhân dịp 50 năm trị vì vương quốc Thái Lan.
Trong ánh hoàng hôn, tượng Phật chỉ sáng dịu dàng chứ không chói chang. Nhờ vậy, từ đằng xa, chúng tôi có thể tha hồ nhìn ngắm. Lúc tới nơi, đối trước tôn tượng, không ai bảo ai, tất cả đều trang nghiêm đảnh lễ, thành kính chiêm bái.
Phía dưới chân núi, trước tượng Phật, người ta trồng nhiều hoa kiểng đẹp, tươi thắm, xa xa là một rừng cây cối xanh um. Trong ráng chiều, dáng núi như trầm mặc hơn. Chúng tôi chuyền máy ảnh cho nhau tranh thủ chụp hình và thong thả tận hưởng giây phút thiêng liêng bên chân bảo tượng. Lòng nhẹ bâng! Đến khi màu chiều sậm lại, khoảng thời gian buông thư cũng vừa đủ, chúng tôi ra xe về khách sạn nghỉ ngơi.
Sáng hôm sau, chúng tôi quay trở lại Bangkok. Mấy ngày ở Bangkok, chúng tôi có đến viếng thăm Bảo tàng Hoàng gia Thái Lan, nơi trưng bày các kỷ vật bằng vàng của Hoàng gia; cũng gọi là Tòa nhà quốc hội vì là nơi đón tiếp đoàn ngoại giao các nước của Quốc vương Thái Lan. Trong ánh chiều tà, Tòa nhà quốc hội mang phong cách của kiến trúc Ý thời Phục hưng như càng lộng lẫy thêm.
Ấn tượng nhất là Cung điện Vimanmek, nguyên là một cung điện hoàng gia của Thái Lan, được vua Rama V xây dựng vào năm 1901. Đây là tòa nhà bằng gỗ teak màu vàng đẹp và lớn nhất thế giới, đồng thời là chốn trú chân lý tưởng để tránh cái nóng hầm hập của Bangkok mùa hè.
Vimanmek có ba tầng, gồm 81 phòng, hội trường và phòng khách. Gần cổng vào có một bộ sưu tập độc nhất vô nhị mười ba cỗ xe ngựa hoàng gia từ thời vua Rama V.
Cung điện Vimanmek được xây dựng từ năm 1901 và từ đó đến nay vẫn luôn được bảo tồn cẩn thận để quảng bá sự huy hoàng và thịnh vượng của một thời kì hoàng kim.
Ở Bangok, đối với tôi thú vị nhất là du thuyền trên dòng sông Chaophaya huyền thoại của vương quốc Thái. Bên này là vùng đất thanh bình yên ả, có phần cổ kính, bên kia là phố thị ồn ào san sát những cao ốc chọc trời, hiện đại. Tuy hai bờ cổ-kim ngăn cách nhưng hình ảnh những mái chùa uy nghi trầm mặc dọc sát hai bên bờ sông không hề ngăn cách. Những ngôi chùa dát vàng, những ngọn tháp hình xoắn ốc, nghệ thuật chạm trổ tinh vi… tạo nên vẻ rực rỡ đến sững sờ, thể hiện được phần nào phong cách kiến trúc độc đáo của người Thái nói chung và nét đặc trưng của kiến trúc chùa Thái nói riêng.
Chợt, thuyền dừng lại trước một ngôi chùa. Ô kìa! Cá và cá! Loại cá da trơn giống cá basa ở Việt Nam, cá lớn không hà! Thiệt, không thể tưởng tượng được lượng cá ở khúc sông này. Chúng chen chúc nhau, dày đặc, bơi sát mạn thuyền, bình thản, vô tư lự. Hình như du khách nào cũng thích thú khi vừa xé nhỏ những ổ bánh mì để thảy xuống cho cá ăn, vừa nhìn ngắm cả một đại gia đình, bạn bè, chòm xóm nhà cá đua nhau đớp mồi.
Bến chùa Thuyền cũng vậy. Dưới sông là chi chít cá, trên bờ đầy cả chim. Chúng nô đùa, nhặt mồi ngay sát cạnh du khách, có con còn đậu lên cánh tay để làm quen khách lạ mớm mồi. Chúng có vẻ vui mừng như gặp lại bạn bè thân hữu. Cũng không có gì là lạ. Con người ở đây chưa từng làm chúng hoảng sợ bao giờ. Sự thân thiện của con người khiến chúng ngày càng dạn dĩ và gần gũi hơn. Rồi từ sự thân cận, chúng như nhận ra được nơi tự tâm con người vốn sẵn có lòng yêu thương.
Điều này hẳn chúng ta có biết, hạt giống từ bi không ai không có. Chỉ khổ nỗi duyên lành ít ỏi, gieo phải mảnh đất xấu nên mầm chồi èo uột, hoặc giả thối mầm luôn không chừng, thiệt là tội nghiệp!
Còn tên gọi chùa Thuyền, tiếng Thái là Wat Yan Nawa, là dễ hiểu nhất vì chùa được xây dựng theo kiểu hình dáng con thuyền của người Trung Hoa, cùng với kiến trúc Thái là các Chedi cao vút mang đậm phong cách thời Ayuthaya.
Chúng tôi tới đây đương lúc chùa trưng bày triển lãm Xá-lợi Phật và chư vị Thánh tăng. Phúc duyên làm sao, thêm một lần nữa chúng tôi được gặp Xá-lợi Phật, lòng hân hoan, chí thành đảnh lễ, cầu nguyện hòa bình, quốc thái dân an.
Trong kinh Đại Bát Niết-bàn, phẩm Di Giáo thứ 26, Phật dạy rằng: “Sau khi ta nhập Niết Bàn, tất cả chúng sanh hoặc thiên thượng hay nhơn gian, được xá-lợi của ta mà vui mừng thương cảm cung kính lễ bái cúng dường thời được vô lượng vô biên công đức. Nếu thấy xá-lợi của Như Lai thời là thấy Phật, thấy Phật là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Tăng, thấy Tăng là thấy Niết-bàn.”
Chao ôi! Tôi chỉ dám mong người người sống thiệt dạ, một lòng thương yêu giúp đỡ lẫn nhau…
Trưa, chúng tôi rủ nhau đến Chùa Suthat. Một người bạn đi cùng nói với tôi là có nghe một số người Việt gọi đây là Chùa may mắn (?). Đây là nơi lưu giữ nhiều tượng Phật mạ vàng nhất và là ngôi chùa cao nhất tại Bangkok.
Toàn bộ khuôn viên chùa được lát bằng đá hoa cương sạch sẽ và bóng lộn. Trong chính điện có thờ pho tượng Phật mạ vàng cổ nhất và lớn nhất Thái Lan.
Ngoài ra, tại Bangkok còn có Chùa Phật Ngọc nổi tiếng nằm bên trong khuôn viên của Cung điện Hoàng gia Thái. Đây là nơi tập trung những nét ưu tú nhất về kiến trúc chùa Phật ở Thái Lan, với rất nhiều tượng Phật và điện thờ. Trong đó, điện Phật Ngọc là điện lớn nhất, trang nghiêm, linh thiêng, bao trùm bầu không khí tôn giáo. Trên bệ Phật làm bằng vàng cao 2 mét là bàn thờ Phật Ngọc được tạc từ một khối ngọc bích nguyên chất, cao 66 cm. Tượng Phật Ngọc là thánh tượng quan trọng nhất đối với người Thái, là biểu tượng tối cao của nhà vua Thái Lan.
Ngày sau chót, trước khi ra sân bay để về lại Việt Nam, kết thúc 5 ngày du ngoạn đất Thái, y theo truyền thống Thái, chúng tôi đến chùa lễ Phật. Chùa Phật Vàng là điểm tham quan cuối cùng của chuyến hành hương. Đây là nơi có pho tượng Phật ngồi cao 3 mét đúc bằng vàng khối, nặng 5,5 tấn. Người địa phương cho rằng pho tượng vàng lớn nhất thế giới này biểu thị cho sự thịnh vượng và thuần khiết cũng như sức mạnh và quyền năng. Pho tượng được làm khoảng thế kỷ 13-15, Triều đại Sukhothai, là một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan.
Nói chung, Thái Lan là một đất nước của mùa xuân Phật giáo, của truyền thống và hiện đại. Hầu hết các ngôi chùa ở Thái mà tôi có biết qua đều rất nguy nga, đồ sộ với một khuôn viên rộng lớn, thoáng mát. Thế nên, dù nằm giữa phố thị ồn ào nhưng vẫn giữ được sự thanh tịnh vốn có của chốn thiền môn.
Bảng giá
Chính sách
Hỗ trợ trực tuyến

Tour liên quan
Giá từ:
Lịch trình
Mã Pí Lèng – con đèo hùng vĩ vào bậc nhất VN trên tột bắc Hà Giang. Những ai chưa đi qua một lần ao ước đặt chân đến, những ai qua rồi thì muốn quay lại để ngắm thỏa thuê sự hùng vĩ của núi non, của mây trời… cái hoang sơ mộc mạc của Cao nguyên đá sao quyến rũ lạ!
Đèo Mã Pí Lèng có độ cao đỉnh đèo xấp xỉ 2.000m, dài 20 km, chạy vòng vèo quanh núi Mã Pí Lèng, trên trầm tích cổ hàng trăm triệu năm, xen giữa những phiến đá vôi, đá phiến ánh chứa đầy những hóa thạch quý và dấu tích đặc biệt của thời gian.
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa…
Mã Pì Lèng được bắt đầu xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20 nghe nói hầu hết do công nhân người H’mong làm. Ban đầu, để đục đá nổ mìn, những người mở đường phải treo mình trên dây, cheo leo lưng chừng núi để thi công… Đường mở ra ban đầu chỉ vừa cho ngựa thồ đi hoặc cho người đi bộ… mãi sau này chính quyền mới cho mở rộng thêm. Chỉ cách đây mấy năm, đường trên đèo Mã Pí Lèng chỉ có lổn nhổn đá hộc và không đủ rộng cho 2 chiếc xe ô tô tránh nhau…
Cảnh sắc trên đèo Mã Pì Lèng phải nói rằng không ở nơi đâu trên đất Việt lại có vẻ hùng vĩ và hoang dại đến như thế. Nhìn về hướng bắc và đông bắc, hàng ngàn quả núi đá trọc màu xám chì trùng trùng điệp điệp nối nhau tới tận chân trời, ngay bên cạnh đường là vực sâu hoắm, tận cùng bên dưới là con sông Nho Quế nước mát lạnh rì rầm chảy.
Khi lên Mã Pí Lèng, du khách như được hòa mình vào với “rừng đá” Hà Giang, rời xa với cái nắng hè oi ả, thả mình với thiên nhiên hoang sơ nơi này. Đến đây du khách thấy mình như trẻ lại, niềm vui như lan tỏa, nhẹ nhàng thả hồn theo mây núi của Mã Pí Lèng, lòng người như bừng sắc của thiên nhiên với gió núi vi vu như ru lòng người. Thi thoảng lại có tiếng võ ngựa lốc cốc của người dân địa phương đi qua hòa quyện vào nhau như một bản nhạc rừng nơi thiên nhiên hùng vĩ này.
Trên con đèo Mã Pì Lèng thuộc địa phận cao nguyên Đồng Văn – Mèo Vạc cây cối mang tính hình thức, chỉ có đá và đá và đá trơ gan cùng tuế nguyệt… Lần đầu đến Mã Pì Lèng vào buổi sáng sớm. Trời lạnh giá. Cái lạnh hắt từ đá ra như muốn cắt da cắt thịt. Sương mù bảng lảng khiến những dãy núi đá cao vút cứ như thấp thoáng trên trời…
Đèo Mã Pì Lèng đã ăn sâu vào tâm trí tôi từ khi tôi được nghe bạn bè kể chuyện chợ tình Khau Vai, về Cao nguyên Đồng Văn và chuyện tiểu phỉ trên Mã Pì Lèng của du kích Hà Giang…
Rất nhiều lần định đi Hà Giang và lên Mã Pì Lèng, thế mà mãi đến dịp gần đây, cùng bạn bè đi chợ tình Khau Vai, tôi mới có dịp được đi trên con đường đầy gian khổ và “huyền thoại” đấy. Ký ức và những câu chuyện, những cảm xúc về Đèo có quá nhiều khi “lượt phượt” trên các nẻo đường. Tiếc rằng con đèo Mã Pì Lèng mới chỉ được đi “vội vã” qua nó 2 lần nên những “trải nghiệm” về nó quá ít. Có lẽ xếp đèo Mã Pì Lèng vào loại nhất ở Việt Nam vì phong cảnh hùng vĩ, độ cao, dốc cao và “huyền thoại” gian khổ khi mở đường qua những dãy núi trập trùng, trập trùng vùng biên ải khô cằn sỏi đá vùng phía Bắc Việt Nam…
Gần ngay con đèo Mã Pì Lèng còn có con dốc có thể gọi là đèo, đó là dốc lên cửa khẩu Săm Pun. Nó cao, cao ngất và đứng trên đỉnh dốc Săm Pun có thể nhìn bao quát hết cả con đèo Mã Pì Lèng cùng với cả dãy núi non hiểm trở. Đến với Mã Pì Lèng hôm nay ta vẫn thấy cái tráng lệ, kỳ vĩ của núi, vẫn thăm thẳm dưới chân đèo dòng Nho Quế uốn quanh, vẫn mầu xanh ngút ngàn của nương ngô, những mái nhà ẩn hiện trong mây.
Nhưng Mã Pì Lèng hôm nay không còn vẻ hoang sơ như 50 năm về trước. Đường ô tô đã vượt qua đỉnh đèo, đập thuỷ điện chặn ngang dòng Nho Quế đem điện về từng thôn bản, những ngôi trường mái ngói đỏ tươi, nằm thấp thoáng dưới chân đèo.
Cuộc sống đang từng ngày thay đổi, Mã Pì Lèng hứa hẹn một tiềm năng du lịch rất lớn bởi bên cạnh sự hùng vĩ của thiên nhiên, các dân tộc sinh sống trong vùng còn bảo lưu được gần như nguyên vẹn những nét văn hoá truyền thống, những lễ hội đậm màu sắc cao nguyên đá. Nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những du khách ưa mạo hiểm, thích khám phá và tìm hiểu văn hoá vùng cao.
Bảng giá
Chính sách
Hỗ trợ trực tuyến

Tour liên quan
Giá từ:
Lịch trình
Dẫu biết huyền thoại muôn đời vẫn là huyền thoại, nhưng khi ngắm núi Đôi thì bất cứ ai, dù chưa được nghe câu chuyện về bầu sữa của nàng tiên cũng đều liên tưởng đến bộ ngực căng tròn và gợi cảm của người con gái đang độ xuân thì.
Với hình dáng kỳ dị, lại được gắn những câu chuyện mang đầy màu sắc huyền thoại, núi Đôi Quản Bạ, mà dân địa phương thường gọi là núi Cô Tiên, đã trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng trong hành trình lên cao nguyên đá Đồng Văn của du khách, là đề tài hấp dẫn đối với những tay săn ảnh chuyên nghiệp.
Nằm phơi mình giữa một thung lũng nhỏ bé bên phố núi Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, bao quanh là những thửa ruộng cao thấp, được tô điểm thêm những nếp nhà đất nâu đậm sắc màu miền cao nguyên đá, núi Đôi luôn hút hồn lữ khách.
Thời gian đẹp nhất để chiêm ngưỡng cảnh sắc kỳ thú của núi Đôi là vào mùa xuân và mùa hạ, lúc mà những thảm cỏ, cây bụi trên “bầu vú” Cô Tiên xanh tươi mơn mởn, hay lúc mùa lúa chín vàng óng, rực rỡ trên các thửa ruộng bậc thang trên cánh đồng Tam Sơn.
Bao đời nay, núi Đôi vẫn đẹp và hấp dẫn thế, vẫn được các dân tộc nơi đây tôn thờ, bảo vệ, và câu chuyện huyền thoại về núi Cô Tiên đã ăn sâu vào tiềm thức của họ.
Chuyện kể rằng, ở miền Quản Bạ sương núi giăng giăng này có một chàng trai người H’Mông tuấn tú mà tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít, lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc sâu lắng, trầm bổng, lúc da diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi, vang lên cả trời xanh, làm mê đắm, xiêu lòng bao thiếu nữ miền sơn cước.
Có một nàng tiên trên thượng giới tên Hoa Đào, xinh đẹp tuyệt trần tình cờ nghe được tiếng đàn, đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi lên những giai điệu tuyệt trần ấy, rồi phải lòng chàng nên tìm cách ở lại mà không về trời. Cuộc hôn nhân giữa người và tiên đã thành. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai.
Khi Ngọc Hoàng biết chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm, đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới cho con bú.
Đôi nhũ nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn. Hai quả núi đó được gọi là núi Đôi hay núi Cô Tiên.
Tương truyền, nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu mát mẻ, đào, mận, lê, hồng… (những sản vật của huyện Quản Bạ) có hương vị thơm ngon lạ thường, rau cỏ thì luôn xanh tươi, lúa ngô luôn nặng hạt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt bao bọc lấy miền núi đá tai mèo.
Vẻ đẹp quyến rũ và khó cưỡng của núi Đôi cùng các giá trị địa chất và thiên nhiên kỳ thú là điều kiện để năm 2010, núi Đôi được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Danh thắng cấp quốc gia. Cùng với Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, núi Đôi trở thành một biểu tượng, một điểm đến hấp dẫn và quan trọng của miền sơn cước độc đáo này.
Bảng giá
Chính sách
Hỗ trợ trực tuyến
